10 quy tắc vàng giúp ứng viên phỏng vấn thành công

Những quy tắc vàng giúp ứng viên phỏng vấn thành công

10 quy tắc vàng giúp ứng viên phỏng vấn thành công

Trong quá trình xin việc, nộp hồ sơ vào một nhà tuyển dụng nào đó thì phỏng vấn xin việc là giai đoạn có thể khiến bạn lo lắng, hồi hộp, bồn chồn. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định xem ứng viên đó có phù hợp với công việc mà công ty tuyển dụng đăng tuyển hay không. Việc tương tác trực tiếp với nhà tuyển dụng cũng là cơ hội tốt để bạn có thể tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và có được công việc cho mình.

Và để đạt được điều này, bạn nên trang bị cho mình một danh sách gồm những quy tắc cần thiết để có sự thể hiện tốt trước nhà tuyển dụng. Do đó, hãy cùng Tấn Vàng ghi nhớ 10 quy tắc vàng giúp ứng viên phỏng vấn thành công nhé!

Những quy tắc vàng giúp ứng viên phỏng vấn thành công
Những quy tắc vàng giúp ứng viên phỏng vấn thành công

1. Tìm hiểu về công ty và công việc

Nhiệm vụ quan trọng nhất mà bạn phải làm trước khi tham gia bất kì một cuộc phỏng vấn nào là nghiên cứu. Bạn nên nghiên cứu kỹ về những thông tin cơ bản của công ty như mục tiêu, chiến lược của công ty, lĩnh vực hoạt động của công ty, ai là nhân vật chủ chốt của tổ chức, văn hóa của công ty,… Những thông tin này đều có thể dễ dàng tìm kiếm ở mục “giới thiệu” trên trang web của công ty hoặc các trang tìm kiếm việc làm.

Bạn cũng có thể tìm kiếm tin tức của công ty trên Google hoặc vào các trang fanpage, các trang mạng xã hội khác để xem những đánh giá, phản hồi của nhân viên cũ hay hiện tại của công ty.

Ngoài việc tìm kiếm về thông tin của công ty, bạn cũng cần phải nghiên cứu sâu về công việc mà mình ứng tuyển. Để biết rõ về tính chất của công việc, những kỹ năng, kiến thức cần có trong công việc này, các chế độ lương thưởng,… Khi bạn biết càng rõ về công ty và công việc ứng tuyển, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để dễ dàng trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng và tạo cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên tiềm năng.

2. Chuẩn bị câu hỏi, câu trả lời

Thông thường trong mỗi cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng rất hay hỏi “Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?”, “Vì sao bạn chọn làm việc ở đây?” và những câu hỏi liên quan đến bản thân của bạn như giới thiệu bản thân, điểm yếu – điểm mạnh, mục tiêu bản thân, những thành công và thất bại lớn nhất của bạn. Đây cũng là những câu hỏi khiến các ứng viên cảm thấy sợ và lo lắng, do đó bạn cần phải chuẩn bị sẵn những câu trả lời cho những câu hỏi này để khi phỏng vấn bạn không bị căng thẳng mà dẫn tới việc không thể trả lời hay trả lời không đúng trọng tâm.

Sau khi kết thúc những câu hỏi của mình, nhà tuyển dụng sẽ cho các ứng viên cơ hội được tỏa sáng bằng cách đặt cho nhà tuyển dụng những câu hỏi bất kỳ nào mà bạn muốn. Qua những câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn qua thái độ cũng như sự quan tâm của bạn đến công việc. Vì vậy, thay vì hỏi những câu hỏi về lương thưởng, chế độ bảo hiểm, số ngày nghỉ,…thì bạn nên hỏi sâu thêm về công việc bạn đang ứng tuyển, những câu hỏi thể hiện được khả năng của bạn để thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc.

3. Luyện tập trước khi phỏng vấn

Để giảm căng thẳng khi lần đầu đi phỏng vấn bạn tập luyện trước, bạn có thể nhờ người thân trong gia đình hay bạn bè giúp bạn thực hành các bước của buổi phỏng vấn từ lúc bắt đầu và kết thúc. Hãy tập nhuần nhuyễn để trả lời một cách lưu loát và chính xác, sau đó nhờ họ đưa ra những nhận xét, góp ý để bạn cải thiện tốt hơn.

Trong trường hợp không thể nhờ vả được ai, bạn có thể sử dụng webcam hay tập luyện trước gương. Bạn có thể đánh giá được biểu cảm, âm lượng giọng nói để chỉnh sửa cho phù hợp.

4. Trang phục phù hợp

Buổi phỏng vấn cần sự nghiêm túc và không phải nơi thử nghiệm những diện mạo mới. Nên để lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng bạn không nên mặc những trang phục màu mè, lôi thôi hay màu tóc quá sáng không phù hợp với một buổi phỏng vấn xin việc. Một trang phục gọn gàng, đẹp, đơn giản, thoải mái sẽ giúp bạn tự tin hơn khi trả lời những câu hỏi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng, đồng thời cũng tạo cho nhà tuyển dụng ấn tượng tốt.

5. Đúng giờ

Một trong những yếu tố quan trọng để gây tượng tốt với nhà tuyển dụng là đến phỏng vấn đúng giờ. Nếu bạn đi trễ trong buổi tiếp xúc đầu tiên với công ty bạn sẽ làm việc trong tương lai thì họ sẽ cho rằng bạn có thói quen đi trễ và cơ hội để bạn được chọn sẽ thấp đi rất nhiều. Vậy nên bạn nên lập một kế hoạch cụ thể: Thời gian từ nhà bạn đến công ty là bao nhiêu, dự trù những trường hợp xấu như kẹt xe, hư xe,…có thể xảy ra.

Nên đến công ty trước 15 phút để bạn có thời gian để chỉnh đốn trang phục, dợt lại những câu trả lời, xem lại những giấy tờ cần thiết, chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.

6. Thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự

Nhà tuyển dụng có thể xem xét thái độ của bạn đối với người xung quanh thông qua cách chào hỏi của bạn với đối phương. Đây là vấn đề đơn giản nhưng lại không kém phần quan trọng, bạn nên chú ý đến thái độ cư xử của bạn trong suốt buổi phỏng vấn. Khi bước vào buổi phỏng vấn bạn nên tắt chuông điện thoại di động hoặc tắt âm điện thoại, chào hỏi với đối phương bằng một cái bắt tay hay một nụ cười, luôn tập trung lắng nghe không ngắt lời khi người phỏng vấn bắt đầu nói, bình tĩnh và giao tiếp bằng mắt.

Thái độ trong phỏng vấn
Thái độ trong phỏng vấn

7. Trung thực 

Khi phỏng vấn, với tâm lý muốn làm nổi bật mình trong mắt của nhà tuyển dụng, nhiều bạn ứng viên thường có xu hướng đề cao mình hơn khi viết vào CV hay hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, nếu bạn cố ý nói sai sự thật và bị phát hiện sẽ làm mất điểm và có thể không có cơ hội được chọn. Do đó, sự trung thực trong mỗi câu trả lời của bạn sẽ là cơ hội để xem bạn có thể làm việc tốt trong công ty hay không và việc không trung thực sẽ không tạo ra bất kỳ lợi ích nào cho bạn.

8. Trả lời phỏng vấn với phong thái tự tin

Nhà tuyển dụng sẽ có cảm tình với bạn nhiều hơn khi bạn thể hiện được sự tự tin của mình từ giọng nói cho tới từng cử chỉ của mình. Bạn hãy hít thở thật sâu, tạo tâm lý thoải mái, tự tin nhất có thể trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, trong suốt buổi phỏng vấn nên giao tiếp với họ bằng mắt và nụ cười, không nên bắt tay quá chặt hay quá lỏng.

9. Cám ơn người phỏng vấn

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nên dành lời cảm ơn đến người phỏng vấn và thể hiện thái độ mong muốn được làm việc tại công ty. Khi cảm ơn người phỏng vấn, bạn đừng nên chỉ “Cảm ơn anh/chị” mà hãy “Cảm ơn anh/chị dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian quý báu để trao đổi với tôi” hay “Cám ơn anh/chị đã lắng nghe mà không chê cười những mục tiêu nghề nghiệp của tôi”, “Cám ơn anh/chị. Anh/chị là những người phỏng vấn tuyệt vời nhất mà tôi đã từng gặp”.

10. Gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn

Thêm một điều vô cùng quan trọng là gửi thư cảm ơn trong vòng 24h sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Tiếp tục gửi email cảm on sau 3 ngày hay 1 tuần cho đến khi bạn nhận được thư phản hồi của nhà tuyển dụng.

Đừng vì thấy nhà tuyển dụng không liên hệ lại với bạn sau buổi phỏng vấn mà bạn từ bỏ. Có một số lý do để người tuyển dụng chưa gọi lại ngay cho bạn chứ không hẳn do bạn phỏng vấn thất bại. Rất có thể họ đang thử thách sự kiên nhẫn của bạn, hoặc đơn giản vì họ quá bận, hoặc cũng có thể họ đang cân nhắc giữa bạn và một ứng viên khác.

Phỏng vấn là việc làm đầu tiên là sự đánh dấu bạn bước vào con đường sự nghiệp và bạn càng chuẩn bị tốt, bạn càng trở nên thoải mái và chuyên nghiệp hơn. Thông qua những quy tắc giúp ứng viên phỏng vấn thành công, Tấn Vàng chúc các bạn sẽ có đầy đủ hành trang cho cuộc phỏng vấn thuận lợi, tốt đẹp.

Có thể bạn quan tâm: Cung ứng lao động, Dịch vụ ứng tuyển. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *